Trận Đời
EPUB
Tác giả: Lê Văn Trương
Thể loại: Truyện Dài
Đọc online
Giới thiệu
Trận đời là một trong
mấy cuốn tiểu thuyết được độc giả mê thích nhất của Lê Văn Trương, và có lẽ
cũng là tác phẩm được nhà văn rất đắc ý vì trong đó nhà văn có dịp bày tỏ tất cả
sở nguyện bình sinh và những kiến văn phong phú của mình.
Nhân vật trung tâm là
Chí, cái tên mà tác giả đặt cho nhân vật đã nói lên cái dụng ý: ấy là một con
người đầy chí khí, đầy ý chí.
Nhà văn không kể lai
lịch của nhân vật, ông cố ý làm thế để tạo ra cho Chí một quá khứ kỳ bí gợi sự
tò mò của độc giả. Thoáng qua, vài câu nói vô tình của người bạn thân hoặc của
chính Chí, người đọc đoán biết Chí đã trải qua những mảnh đời ngang tàng luân lạc
đầy chất phiêu lưu mạo hiểm và đầy vinh dự của người chiến thắng.
Chí sinh ra trong
nghèo khổ, năm 18 tuổi đi làm bồi tàu lênh đênh trên các đại dương, đã sống qua
nhiều nước, làm nhiều nghề.
Sau khi đã thỏa mãn với
cái thú hải hồ, Chí về Sài Gòn có cửa hàng và buôn đồ thêu sang bán ở Xiêm,
buôn to lãi lớn.
Khi cuốn tiểu thuyết
này mở màn thì độc giả thấy Chí bỏ công việc buôn đang phát tài để chuyển sang
khẩn đất làm đồn điền.
Làm đồn điền, Chí
ngoài ý muốn thử thách tài năng và kiến thức của mình, còn nhằm một lý tưởng xã
hội cao cả. Anh sẽ áp dụng vào canh tác kỹ thuật hiện đại theo kiểu các nước
văn minh và anh đưa vào đây những nông dân miền Bắc quê hương anh sống cơ cực
trong cảnh đất ít, người đông, làm ăn theo phương pháp truyền thống lạc hậu,
anh sẽ biến họ thành những người giàu có sung sướng.
Tác giả đặt không
gian của tiểu thuyết ở Cao Miên[1]. Miền
đất còn hoang vu, rừng rậm bạt ngàn, thú rừng cọp báo, hươu nai… sống tự do
không sợ người, giặc cướp hoành hành ngang nhiên không kiêng nể pháp luật, biên
giới hầu như bỏ ngỏ, lưu manh, thổ phỉ, buôn lậu, thoắt ở Cao Miên, thoắt qua
Xiêm chẳng ai kiểm soát được.
Trên dải đất “Miền
Tây xa xôi” của Đông Dương ấy, nhà văn có dịp cho nhân vật thi thố tất cả trí
tuệ, tài năng, bản lĩnh của mình.
Khẩn đất hoang, Chí tự
mình lái máy kéo suốt từ sáng đến tối. Đi săn, Chí là một tay thiện xạ và đầy
kinh nghiệm. Nuôi chó, nuôi ngựa Chí tỏ ra rất sành sỏi. Ngồi phòng khách Chí
nhã nhặn, lịch thiệp, pha cốc-tay rất giỏi. Đánh cướp, Chí gan dạ dũng mãnh, độ
lượng.
Lê Văn Trương xây dựng
nhân vật Chí như một con người toàn diện, phi thường. Chí chính là “Người Hùng
lý tưởng” theo quan niệm của Lê Văn Trương.
Nhưng những điều nói
trên chưa phải là những yếu tố quan trọng nhất để Lê Văn Trương khẳng định tính
cách “Người Hùng” của Chí. Điểm được tác giả vận dụng khai thác chủ yếu là vấn
đề tình yêu.
Trên một chuyến xe từ
Sài Gòn sang Cao Miên, tình cờ Chí gặp cô Ba Kim. Sự tiếp xúc ban đầu gây ra ở
Kim một mối ác cảm sâu sắc với Chí. Nhưng dần dần về sau, từ ghét Kim chuyển
sang yêu. Kim là con gái một gia đình sang trọng. Cô có học vấn, tính tình
khoáng đạt, một thiếu nữ đẹp người đẹp nết, nhiều người đàn ông muốn giành được
trái tim. Nhưng Chí lại không yêu Kim, Chí chỉ say mê cái sự nghiệp khẩn đất của
anh.
Đó là một chuyện tình
éo le ngang trái.
Nhưng khác với tất cả,
hoặc hầu hết các tiểu thuyết khác của Lê Văn Trương mà Người Hùng là “Người
Hùng cô độc” và các mối tình rút cục chỉ là tình hận, Trận đời kết thúc “có hậu”.
Vì cô Ba Kim cũng là Người Hùng trong điều kiện hoàn cảnh của bản thân. Kim vững
vàng, cương nghị trong tình yêu và trong lý tưởng của mình; cô chống lại cuộc
hôn nhân do gia đình xếp đặt, cô vượt qua bức tường thành kiến chia rẽ Nam Bắc[2], cô yêu Chí, sẵn sàng chia sẻ cuộc đời gian
truân, vất vả với Chí. Và cuối cùng, cô là người chiến thắng.
Về mặt nghệ thuật, Trận
đời là một cuốn tiểu thuyết sống động hấp dẫn. Tiểu thuyết của Lê Văn Trương
thường là tiểu thuyết luận đề: tác giả viết để bảo vệ cái luận đề của ông. Do
đó ông thường ưa triết lý, cho nhân vật “thuyết giảng” hơi nhiều. Điều này được
nhiều độc giả thích thú, nhưng cũng có những độc giả không thích.
Trong Trận đời, nhân
vật luôn luôn hành động, nếu có diễn đạt những ý tưởng của mình thì cũng là những
việc làm, những dự án có khả năng thực thi, và được thực hiện.
Cái địa bàn (vùng rừng
Cao Miên) và những hành vi của Chí (đi buôn qua biên giới, đánh cướp, săn bắn,
khẩn hoang…) vốn là những sở trường, sở đắc của Lê Văn Trương, vì thế những
trang viết trong Trận đời rất thực, rất sống, người đọc luôn luôn thấy mình được
chứng kiến, được tham dự, được là người trong cuộc.
Đọc Trận đời, người
ta thấy rõ Lê Văn Trương sáng tác với chủ đích phê phán, công kích cái lối sống
trong ao tù trưởng giả của đông đảo những người thuộc thế hệ ông, cái thế hệ mà
nhà thơ Huy Cận đã nói.
Quanh quẩn mãi với vài
ba tháng điệu
Tới hay lui vẫn từng ấy
mặt người
hay như nhà thơ Chế
Lan Viên đã tự bạch:
Lũ chúng ta ngủ trong
giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc
đời con
Hạnh phúc đựng trong một
tà áo đẹp
Một mái nhà yêu rủ bóng
xuống tâm hồn.
Xây dựng “đôi bạn
Chí, Kim”, Lê Văn Trương đưa ra một mẫu người, một lối sống. Mẫu người ấy, lối
sống ấy quả là có chất lãng mạn, nhưng cũng thật là đẹp, đáng cho thanh niên
đương thời chiêm ngưỡng để nâng cao chí hướng, xác định lẽ sống.
GS.
Hoàng Như Mai