Đặng Huy Trứ
EPUB
Tác giả: Nhiều Tác Giả
Thể loại: Danh Nhân
Đọc online
Giới thiệu
Nhà canh
tân Đặng Huy Trứ (1825-1874)
Một buổi chiều bi thương ở “chiến khu” Đồn
Vàng cách đây đúng 125 năm (7-8-1874), Đặng Huy Trứ đã ngã bệnh và chết như một
người lính. Bóng cờ đen xao xác, từ phía thành Sơn Tây, vài khẩu “quá sơn
pháo” nổ vu vơ như tiễn biệt ông “quan lái súng” đã kéo 239 khẩu
về từ Trung Quốc cách đó 6 năm rưỡi. Di chúc để lại, ông muốn được chôn dưới
chân đồn cùng với những nghĩa sĩ của Hoàng Kế Viêm – Lưu Vĩnh Phúc… Vọng về Từ
Sơn (Bắc Ninh) ông dặn lại người con trai chạy loạn: “Từ rày trở đi con
cháu không ai được ra làm quan”.
Đó là cái kết cục bi thảm của nhà canh tân đất nước
thế kỷ 19. Vua Tự Đức còn chưa để cho ông yên ngờ ông giả chết “tính lập
mưu khác” mới hạ lệnh cho người mang quan tài ông bì bõm lội qua “nước
Kim Bôi – Hạ Bì”, vượt đường rừng biên giới vào Thanh Hóa, đi thuyền qua cửa
Thuận An, ngược sông Bồ, sông Hương đến bến Thương Bạc… Tại đó sai người bật
nắp quan tài ra xem ông đã chết thật chưa, rồi mới cho chôn ở núi Hạc Thú trông
sang dải Trà Lĩnh quê nhà.
Đặng Huy Trứ hơn Nguyễn Lộ Trạch 28 tuổi, và là
người cùng thời, cùng chí với Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện… Ông sống vào những
năm tháng bi hùng của nước “Đại Nam” trong sự đối mặt với Trung Hoa
và Pháp. Nhưng người ta thường nghĩ đến Đặng Huy Trứ như một ông quan to ham đi
buôn. Ông mở Lạc Đức Điếm buôn củ nâu từ miền ngược xuống miền xuôi. Lại mở Lạc
Sinh Điếm và Lạc Thanh Điếm mang hải sản và muối ngược lên miền núi. Sang công
cán Hương Cảng, ông mang máy ảnh và vật liệu chụp ảnh về theo, nửa năm sau
(14-3-1869) thì mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường, và chính tay ông chủ hiệu ảnh Đặng
Huy Trứ hạ bút viết văn “quảng cáo” cho máy móc này của Tây Dương. Đó
là bài văn độc nhất thế kỷ 19 trong di sản Hán Nôm ngày nay phục vụ cho kinh
doanh.
Ông rất tâm đắc: “Làm ra của cải là một đạo
lý lớn, không thể coi thường”. 50 năm sau (1917) nhà tư sản lừng danh Bạch
Thái Bưởi có lẽ rất thích triết lý này nên đã đặt tên cho chiếc tàu thủy chạy
biển xuyên Việt đầu tiên của mình là Bình Chuẩn – một chức quan của Đặng Huy Trứ
lúc sinh thời, để tưởng nhớ ông.
Trên đường hoạn lộ, ông cũng đóng góp nhiều thứ
cho đời đáng được đời sau ca tụng. Năm 1858 làm tri huyện Quảng Xương, bị vua cắt
một năm lương ăn, nhưng đã trộm phép nước lập ra các nghĩa trang để có chốn
chôn cất, cúng tế cho nắm xương tàn của những cô hồn. Từ đó mới có lệ lập ra
nghĩa trang ở các vùng.
Tất cả các hoạt động của Đặng Huy Trứ đều phục vụ
cho một mục đích lớn: canh tân đất nước.
…