Vật Cổ Truyền Việt Nam
EPUB
Tác giả: Phan Quỳnh
Thể loại: Văn Hóa – Triết Học
Đọc online
Giới thiệu
Trong Lịch Sử Và Giai Thoại
Đấu vật là
một hoạt động dùng sức không có phương tiện, dụng cụ nào ngoài tài khéo nhanh
nhẹn, nghệ thuật, dẻo dai và sức lực nhằm thi thố tài năng quật ngã nhau giữa
haiđối thủ gọi là Đô hay Đô Vật. Khác với đánh võ bàn tay luôn luôn cứng, khi
giao đấu các đô vật hai bàn tay mở xòe và mền mại, hầu dễ dàng cầm nắm, quăng
quật. Những đô vật nổi tiếng hay bậc thầy được tôn là Trạng Vật. Tại những làng
thôn có nhiều đô vật giỏi, hoặc có nơi đào tạo được nhiều đô vật, có thầy dạy hẳn
hoi, gọi là Lò Vật.
Vật là một bộ môn thể thao rất được ưa chuộng
trong giới nông dân Việt Nam thời xưa. Những ngày đầu của mùa Xuân thuở thanh
bình hay những buổi hội hè đình đám nơi thôn dã, dân làng thường tổ chức những
cuộc vui như hát quan họ, thi nấu cơm, chọi trâu, đá gà, đánh đu, kéo co, bắùn
nỏ, đánh gậy trung bình tiên, đấu vật, v.v… Nhất là đấu vật, mở hội ngày Xuân
mà không có thi vật thì thật là thiếu thú vị của những ngày Tết. Trống vật nổi
lên là có sức thu hút mọi người, già, trẻ, gái, trai, đủ mọi tầng lớp nô nức đến
bao quanh đấu trường; người ta bình luận say sưa, chê khen rành rọt từng thế, từng
miếng vật, từng keo vật từng tác phong của mỗi đô. Bộ môn vật, ngoài tính cách
giải trí vui chơi, còn là một môn thể thao hữu ích, giúp thanh niên trong làng
thêm cường tráng, thêm nghị lực, lòng dũng cảm, để giữ làng, giữ lúa và giữ nước.
Đấu vật đã trở thành một tục lệ, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bức tranh dân gian Du Xuân Đồ đã miêu tả sống động cảnh tượng sinh hoạt văn nghệ,
thể thao của nhân dân Việt Nam xưa vào dịp đầu Xuân với lời thơ chú thích:
Thái bình mở hội xuân,
Nô nức quyết xa gần,
Nhạc dâng ca trong điện,
Trò thưởng vật ngoài sân
Ca dao vùng Sơn Nam có câu:
Ba năm chúa mở khoa thi
Đệ nhất thi vật, đệ nhì thi bơi,
Đệ tứ thi đánh cờ người,
Phường Bông tứ xứ mồng Mười
tháng Ba.