Từ Beirut Tới Jerusalem – Hành Trình “Đi Để Hiểu” Trung Đông Của Một Người Mỹ
EPUB
Tác giả: Thomas L. Friedman
Thể loại: Chính Trị
Đọc online
Giới thiệu
Từ Beirut đến Jerusalem đã chạm sâu hơn vào lịch sử đau thương và vô cùng phức tạp của cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông.
1882 Kết quả của việc
bức hại người Do Thái ở Nga và Romani một năm trước đó, cuộc nhập cư trên diện
rộng đầu tiên của người Do Thái định cư sang Palestine được tiến hành.
1891 Các nhân sĩ người
Ả rập ở Jerusalem gửi đơn thỉnh cầu tới chính quyền Ottoman ở Constantinople
yêu cầu ngăn cấm việc nhập cư của người Do Thái tới Palestine và việc mua bán đất
của người Do Thái.
1896 Nhà báo người
Áo, Theodor Herzl, người sáng lập của Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái hiện đại, xuất
bản cuốn sách Nhà nước của người Do Thái, trong đó lý luận rằng “Vấn đề của người
Do Thái” có thể được giải quyết chỉ bằng cách thiết lập một nhà nước Do Thái ở
Palestine hoặc ở một nơi nào đó, vì thế người Do Thái có thể sống tự do mà
không còn lo sợ bị bức hại. Một năm sau đó, Herzl tổ chức Đại hội Chủ nghĩa Phục
quốc Do Thái lần đầu ở Basel, Thụy Sĩ, để thúc đẩy việc nhập cư tới Palestine.
1908 Những tờ báo tiếng
Ả rập của người Palestine đầu tiên xuất hiện: Al-Quds ở Jerusalem và Al-Asma’i ở
Jaffa.
1916 Anh, Pháp và Nga
ký kết hiệp định Sykes-Picot, chia nhỏ Đế chế Ottoman sau thất bại của nó tại
Thế chiến thứ Nhất. Như quy định trong Hiệp định, Anh sẽ giành quyền kiểm soát
khu vực Palestine, còn Pháp là khu vực bây giờ là Liban và Syria.
1917 Tuyên bố Balfour
được Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Arthur J. Balfour ban hành, xác nhận ý tưởng
thành lập một “quê hương bản quán” cho dân tộc Do Thái ở Palestine.
1920 Sắc lệnh của người
Pháp về việc thành lập Liban Lớn hơn, nối vùng núi Liban với các khu vực
Beirut, Tripoli, Sidon, Tyre, Akkar, và Thung lũng Bekaa.
1936-1939 Bị ảnh hưởng
bởi các phong trào chủ nghĩa dân tộc của các nước Ả rập khác, người Ả rập ở
Palestine nổi dậy với nỗ lực nhằm ngăn chặn việc thành lập quê hương cho người
Do Thái ở Palestine. Cả những người Do Thái định cư với các đơn vị quân đội của
Anh đều rơi vào cuộc tấn công.
1943 Các lãnh đạo Hồi
giáo và Cơ đốc giáo của Liban thống nhất một “Công ước Dân tộc” để chia sẻ quyền
lực và cân bằng những khuynh hướng giữa Ả rập và phương Tây ở Liban, cho phép
quốc gia của họ trở thành một nhà nước độc lập, không phụ thuộc vào nước Pháp.
1947 Liên Hợp Quốc biểu
quyết phân chia Palestine thành hai nhà nước, một cho người Do Thái và một cho
người Ả rập Palestine, với Jerusalem trở thành một vùng đất quốc tế.
1948 Anh rút khỏi
Palestine. Thay vào đó là thi hành kế hoạch chia cắt của Liên Hợp Quốc, các nhà
nước Ả rập xung quanh kết hợp với người Palestine ở địa phương cố gắng ngăn cản
việc xuất hiện một nhà nước Do Thái. Israel được thành lập bằng bất cứ giá nào;
Jordan chiếm cứ Bờ Tây, còn Ai Cập là Dải Gaza.
1956 Israel kết hợp
cùng với lực lượng của Anh và Pháp tấn công Ai Cập của Gamal Abdel Nasser, chiếm
cứ hầu hết vùng Bán đảo Sinai. Dưới áp lực của cả Liên Hợp Quốc và Liên bang Xô
viết, sau đó Israel đã rút quân.
1958 Cuộc nội chiến đầu
tiên ở Liban nổ ra, và có khoảng 15 nghìn lính Mỹ được gửi tới Beirut để giúp ổn
định tình hình.
1964 Những người đứng
đầu nhà nước Ả rập do Nasser lãnh đạo thành lập Tổ chức Giải phóng Palestine
(PLO) ở Cairo.
1967 Isarel lao vào một
cuộc tấn công trước chống lại Ai cập, Syria, và Jordan vì họ đang chuẩn bị cho
cuộc chiến chống lại nhà nước Do Thái. Cuộc chiến Sáu ngày kết thúc với Israel
chiếm cứ Bán đảo Sinai, Cao nguyên Golan, Dải Gaza, và Bờ Tây.
1969 Yasir Arafat,
lãnh đạo của tổ chức du kích al-Fatha, được bầu chọn làm chủ tịch ủy ban chấp
hành của PLO.
1970 Quân đội của vua
Hussein đánh bại lực lượng du kích PLO của Arafat trong một cuộc nội chiến nắm
quyền kiểm soát Jordan.
1973 Ai Cập và Syria
lao vào một cuộc tấn công bất ngờ chống lại Israel để giành chiếm cứ Bán đảo
Sinai và Cao nguyên Golan.
1974 Hội nghị thượng
đỉnh Ả rập ở Rabat, Ma-rốc phê chuẩn PLO là “đại diện hợp pháp và duy nhất” của
người Palestine.
1975 Cuộc nội chiến
bùng nổ một lần nữa ở Liban.
1977 Tổng thống Ai Cập,
Anwar Sadat tới Jerusalem, phát biểu trước nghị viện Israel, và đề nghị một nền
hòa bình trọn vẹn đổi lại là Isreal phải rút hoàn toàn ra khỏi Sinai.
1979 Ai Cập và Israel
ký kết hiệp định hòa bình.
1982, Tháng Hai Chính
phủ Syria tàn sát hàng nghìn thường dân trong khi đàn áp cuộc nổi loạn của người
Hồi giáo nổi dậy ở thị xã Hama.
1982 từ tháng Sáu tới
tháng Chín Israel xâm lược Liban. Lãnh đạo lực lượng quân đội của Phalange,
Bashir Gemayel bị ám sát sau khi được bầu làm Tổng thống Liban. Lực lượng quân
đội Phalang đã tiêu diệt hàng trăm người Palestine ở trong các trại tị nạn
Sabra và Shatila ở Beirut, trong khi lực lượng Isrel bao vây những trại tị nạn
này. Lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ tới Beirut với vai trò là lực lượng gìn giữ hòa
bình đa quốc gia.
1983 Đại sứ quán Hoa
Kỳ và trụ sở của Lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ ở Beirut bị nổ tung do vụ đánh bom cảm
tử bằng xe hơi.
1984, Tháng Hai Chính
quyền Liban của Tổng thống Amin Gemayel bị đập tan sau khi người Hồi giáo
Shiite và Druse ở Tây Beirut lao vào một cuộc nổi dậy chống lại quân đội Liban.
Tổng thống Reagan từ bỏ hy vọng tái lập Liban và ra lệnh cho lực lượng Lính thủy
đánh bộ trở về nước.
1984, Tháng Chín Đảng
Lao động và Đảng Likud của Israel cùng gia nhập vào một chính quyền thống nhất
quốc gia sau khi những cuộc bầu cử tháng Bảy kết thúc trong bế tắc.
1985 Israel đơn
phương rút lực lượng quân đội khỏi hầu hết các vùng ở Liban.
1987, Tháng Mười hai
Người Palestine nổi dậy, hay là intifada, bắt đầu ở Bờ Tây và Dải Gaza.
1988, Tháng Mười hai Arafat
thừa nhận quyền tồn tại của Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, George P.
Shultz cho phép mở một cuộc đối thoại với PLO. Đảng Likud và Đảng Lao động cùng
liên kết để thành lập một chính quyền thống nhất quốc gia khác ở Israel sau cuộc
bầu cử không có kết quả khác.