Thế Giới Bí Mật Của Trẻ Em
EPUB
Tác giả: Thérèse Gouin-Décarie
Thể loại: Cuộc Sống
Đọc online
Giới thiệu
Nguyễn Hiến Lê dịch
Đây là một quyển sách hay, trình bày về quá trình phát triển tâm lý của trẻ em từ lúc mới sanh đến khi chuẩn bị vào tuổi dậy thì. Xem sách mới thấy giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ thật quan trọng, nó tạo dấu ấn cho giai đoạn trưởng thành về sau, chỉ đến năm tuổi là đứa trẻ đã có đủ những nét chính của người lớn hồi hai mươi lăm tuổi rồi, và nếu ta không tạo điều kiện phát triển bình thường ở thời gian này thì đứa trẻ trong giai đoạn trưởng thành sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt tâm lý, xã hội.
Với những hiểu biết này, bậc làm cha mẹ cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi nuôi dạy trẻ, biết được những khó khăn và thuận lợi để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho trẻ, không cảm thấy bực mình, nóng giận, lo lắng trước những biểu hiện trái tính, trái nết ở mỗi tuổi của trẻ. “Nghề làm cha mẹ là nghề xuất hiện sớm nhất, ngay từ khi có loài người, và phổ biến nhất vì có những người sống độc thân cũng muốn có con nuôi. Nhưng điều ít ai nhận định được là nghề đó cũng quan trọng nhất và khó nhất. Quan trọng nhất chẳng phải chỉ vì cha mẹ có nhiệm vụ đào tạo con người, hễ con người hư hỏng thì xã hội sẽ tan rã vì trong bất kỳ tổ chức nào, hoạt động nào, yếu tố “người” vẫn là yếu tố quyết định ; mà còn vì lẽ cha mẹ dạy dỗ con ra sao thì lớn lên, nó lại dạy dỗ con nó như vậy, thành thử nếu đời trước mà lầm lẫn – hoặc nghiêm khắc quá tới nỗi con cái sinh lòng oán hận, hoặc nhu nhược quá, để chúng hư đốn – thì cái hại có thể truyền đến đời sau, đời sau nữa. Chúng ta thường nói tới cái “nếp” nhà – nếp có thể tốt mà cũng có thể xấu – là nghĩa vậy.
Khó nhất vì trẻ là cả một thế giới bí mật : dưới một tuổi, nó chưa biết nói, chỉ biểu lộ cảm xúc, ý muốn bằng nụ cười tiếng khóc, ta khó đoán được ; hồi hai ba tuổi nó nói tuy gọi là sõi rồi, nhưng ngôn ngữ vẫn có những ý nghĩa khác ngôn ngữ của ta nên nhiều khi ta hiểu lầm, lại thêm phản ứng của trẻ mỗi đứa một khác, mỗi giai đoạn một khác, đúng như nhiều bà mẹ thường nói : “không biết đâu mà mò”.